Tác dụng của kỷ tử đối với sức khỏe và làm đẹp

1. Tổng quan về câu kỷ tử:

Câu kỷ từ là gì?

  • Câu kỷ tử thường được gọi là “kỷ tử”, trong y học kỷ tử có tên khoa học là Lycium barbarum L. với dạng quả mọng có màu sắc đỏ cam tươi khi thu hái. Quê hương của loài thảo dược này bắt nguồn từ Trung Quốc và được sử dụng phổ biến qua nhiều thế hệ ở các nước Châu Á.
  • Từ xưa đến nay, kỷ tử được các thầy thuốc “chọn mặt gửi vàng” để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe như sốt, tiểu đường, huyết áp cao và cải thiện các vấn đề về mắt do tuổi tác.
  • Cách sử dụng kỷ tử cũng vô cùng đa dạng, dễ dàng khi có thể ăn sống, nấu chín hay sấy khô và thảo dược còn có sự góp mặt trong các loại nước trái cây, trà thảo mộc, rượu thuốc.

Những thành phần dinh dưỡng chứa trong thảo dược câu kỷ tử:

  • Lý do câu kỷ tử được đánh giá cao vì thảo dược này chứa một nguồn dinh dưỡng lớn với các loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe như:
  • Chất đạm: Thành phần góp phần gia xây dựng mô và tế bào trong cơ thể con người.
  • Chất béo: Chất béo lành mạnh từ kỷ giúp cơ thể có một nguồn năng lượng để hoạt động.
  • Chất xơ: Một chế độ ăn tốt cho sức khỏe thì không thể bỏ qua chất xơ để giúp cho việc tiêu hoá thức ăn được dễ dàng.
  • Đường: Kỷ tử cung cấp lượng đường có lợi cho sức khỏe như nguồn năng lượng dồi dào.
  • Sắt: 70% sắt có trong tế bào hồng cầu – một loại tế bào máu có thành phần chính là “Hemoglobin”. Sắt góp phần tạo nên hemoglobin giúp vận chuyển oxy trong cơ thể.
  • Vitamin A và vitamin C: Kỷ tử cung cấp nguồn vitamin A và C đóng vai trò quan trọng để xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ cơ thể trước các chất gây oxy hóa.

2. Lợi ích sức khỏe của câu kỷ tử theo y học hiện đại:

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Câu kỷ tử cung cấp một lượng lớn vitamin A và C – bổ sung các chất chống oxy hóa lành mạnh, tăng cường miễn dịch và giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại. Một nghiên cứu cho thấy chất chống oxy hóa sẽ giúp trung hòa các gốc tự do gây hại, ngăn ngừa tổn thương tế bào, giảm viêm và có thể bảo vệ cơ thể trước các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim và tiểu đường.
  • Tăng cường sức khỏe mắt: Dưới tác động có hại từ môi trường ô nhiễm, UV, căng thẳng sẽ sinh ra các gốc tự do gây hại cho cơ thể và đặc biệt là suy giảm thị lực. Câu kỷ tử sẽ giúp cải thiện thị lực vì chúng chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa lành mạnh đó là zeaxanthin được chứng minh trong một nghiên cứu tại Hoa Kỳ.
  • Ngăn ngừa sự phát triển của bệnh ung thư: Vitamin C, zeaxanthin và carotenoid là những chất chống oxy hóa cao có trong kỷ tử có thể giúp giảm viêm, loại bỏ các gốc tự do cho cơ thể. Nghiên cứu trên tạp chí Drug Design, cho thấy vai trò của kỷ tử có thể làm chậm, ức chế sự phát triển của khối u gây hại.
  • Làm đẹp da: Beta-carotene được biết đến là một tiền chất của vitamin A với khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ mà thảo dược kỷ tử mang lại. Một nghiên cứu đã chứng minh kỷ tử có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV, các gốc tự do gây lão hóa da ngăn, và ngừa các rối loạn về da.
  • Kiểm soát đường huyết: Câu kỷ tử được nghiên cứu và chứng minh về vai trò hữu ích trong việc kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể vào năm 2015 nhờ vào khả năng có cân bằng lượng insulin và tăng loại cholesterol tốt trong cơ thể là HDL khác với với cholesterol xấu như LDL.
  • Cải thiện triệu chứng trầm cảm, lo âu và khó ngủ: Áp lực từ công việc, cuộc sống có thể khiến bạn mắc phải triệu chứng trầm cảm, tâm lý lo âu và mất ngủ. Kỷ tử giúp cải thiện tâm trạng lo lắng khả năng tập trung, trí óc được tăng cường, chất lượng giấc ngủ của bạn cũng được cải thiện rõ rệt.
  • Tăng cường sức khỏe gan: Câu kỷ tử đã được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh gan vì khả năng có thể giúp ức chế sự phát triển của khối u ở gan bảo vệ cho sức khỏe gan đặc biệt là ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ ở những người sử dụng rượu được chứng minh qua nghiên cứu y học hiện đại.

3. Tác dụng của câu kỷ tử theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng Ích tủy sinh tinh: Theo “Dược Tính Bản Thảo” thì kỷ tử trong y học cổ truyền có vai trò bồi bổ thận, sinh tinh ở các đấng mày râu và góp phần nhỏ trong việc đẩy nhanh quá trình tạo huyết của tủy xương.
  • Dưỡng huyết: Trong y học cổ truyền, bồi bổ khí huyết chính là tác dụng của kỷ tử cũng mà khoa học cũng đã giải thích rằng do nó có năng giảm bớt cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Minh mục: Theo “Trung dược học”, kỷ tử có tác dụng giúp mắt sáng khỏe.
  • Nhuận phế: Theo “Bản Thảo Kinh Sơ” kỷ tử có tác dụng bồi bổ phế quản có thể giúp cân bằng âm dương, giảm đi tính hàn trong cơ thể khi bị cảm lạnh.

4. Lưu ý khi sử dụng câu kỷ tử:

  • Gây hại cho sức khỏe thai nhi.
  • Tương tác với thuốc làm loãng máu, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị tăng huyết áp khiến các loại thuốc này giảm tác dụng hay gây tác dụng phụ.
  • Nếu bạn từng có tiền sử dị ứng với câu kỷ tử thì bạn nên lưu ý nếu thực phẩm, sản phẩm bạn dùng có chứa kỷ tử.

5. Cách dùng câu kỷ tử:

  • Ăn sống.
  • Nấu chín câu kỷ tử để chế biến các món ăn có lợi cho sức khỏe. Ví dụ: canh trứng gà kết hợp với câu kỷ tử, táo, cháo táo đỏ nấu với câu kỷ tử, kỷ tử xào với rau củ như bông cải xanh hoặc cà rốt.
  • Sử dụng các loại nước ép có chứa câu kỷ tử.
  • Dùng thực phẩm chức năng có chứa câu kỷ tử.
  • Sử dụng như là trà thảo mộc.

Theo: nhathuocankhang.com

Bài viết liên quan
yenvietthiennhien@gmail.com
Zalo: 0935.981.659
Chat qua Facebook
Gọi ngay: 0935.981.659